CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN - TIẾT NIỆU
Những sỏi niệu quản có kích thước nhỏ (< 0,5 cm), dùng giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần. Kết hợp với thuốc đông y như Kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động. - Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng không đái ra sỏi cần chuyển phương pháp điều trị.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN - TIẾT NIỆU
BS CK2 LÊ QUANG DŨNG
TRƯỞNG KHOA NGOẠI NIỆU BVĐKTWCT
1. Điều
trị nội khoa
- Những sỏi niệu quản
có kích thước nhỏ (< 0,5 cm), dùng giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần. Kết hợp với
thuốc đông y như Kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp
uống nhiều nước, vận động.
- Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng không đái ra sỏi
cần chuyển phương pháp điều trị.
2. Tán sỏi ngoài cơ thể:
Nguồn năng lượng phát ra từ nguồn tán sỏi sẽ được hội tụ tại viên sỏi, năng lượng
sẽ làm phá vỡ sỏi, sỏi vỡ nhỏ sẽ theo nước tiểu ra ngoài.
- Sỏi bể thận: Tốt nhất những sỏi kích thước < 2 cm, sỏi bể thận hoặc nhóm
đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng, góc tạo bởi cổ đài và bể thận phải
> 900 để sỏi vỡ sau tán có thể theo nước tiểu ra ngoài được.
+ Nếu sỏi lớn hơn 2cm có thể tán được, phải đặt sond JJ và tán nhiều lần.
- Sỏi 1/3 trên niệu quản: Tán sỏi có kích thước < 1,5 cm, sỏi không quá cứng.
Sỏi đã nằm lâu ở niệu quản (> 1 năm) thường có polyp bao bọc xung quanh, tán
sỏi vỡ nhưng sỏi khó ra được.
- Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị không xâm lấn, hiệu quả nếu chỉ
định đúng. Thời gian tán sỏi khoảng 60 phút, bệnh nhân có thể không phải nằm viện
điều trị.
3. Tán sỏi
nội soi:
3.1. Tán sỏi nội soi ống cứng
- Dùng ống soi niệu
quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi,
dùng nguồn năng lượng bằng laserhoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm
rửa lấy hết sỏi.
- Tán những sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có
thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4.
+ Tán sỏi bằng khí nén tán được 80 - 90% loại sỏi. Sỏi to, quá cứng và
có polyp khó tán.
+ Tán sỏi bằng Laser: Đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới,
ưu việt hơn hẳn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi
loại sỏi, kích thước < 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để
đốt polye và sau đó tán sỏi.
- Thời gian tán sỏi khoảng 50 phút, sau tán 2 ngày có thể ra viện, Bệnh nhân phục
hồi sức khỏe nhanh chóng.
3.2. Tán sỏi bằng ống nội soi ống mềm:Máy có thể lên đến đài bể
thận, chỉ định cho sỏi 1/3 trên niệu quản và sỏi bể thận. Dùng nguồn tán bằng
Laser, có kết quả tốt tuy nhiên máy dễ hỏng, chi phí điều trị cao.
4. Lấy sỏi
thận qua da:
- Tạo đường hầm vào
thận, và đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng Laser hoặc khí nén
hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.
- Chỉ định cho sỏi bể thận. Sỏi có kích thwoscs lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi
nhóm đài dưới.
5. Phẫu
thuật nội soi lấy sỏi:
Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ
chắc.
6.
Phẫu thuật mổ mở: Tuy hiện nay có chỉ định ít hơn nhưng vẫn là phương pháp
điều trị quan trọng. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức
năng thận kém.
II. PHÒNG BỆNH
1. Uống nhiều nước
> 1,5 lít nước/24h, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi đái, nước tiểu
trong là được. Nếu những người có sỏi nhỏ có thể uống thêm nước kim tiền thảo,
bông mã đề, nước chè xanh…
2. Điều trị
viêm đường tiết niệu nếu có.
3. Hạn
chế ăn các thức ăn có nhiều Canxi như tôm, cua, sữa, Sỏi thận tiết niệu là một
bệnh lý phức tạp, thường gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy khi phát hiện ra sỏi
thận tiết niệu, bệnh nhân nên đến ngay với bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu để
được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.
IV. Tài liệu tham khảo.
1.
Bệnh học ngoại khoa (2001). Trường Đại học Y Hà Nội, tập 2
2. Bệnh học ngoại khoa. Trường đại học Y Dược TPHCM, tập 4
3. Bách khoa thư bệnh học (1997). Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1
3. Sỏi tiết niệu, Trần Văn Sáng, Bài giảng bệnh học niệu khoa, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1998, trang 83 – 129.
4. Guidelines on urolithiasis, C.Turk, T.Knoll, Pocket Guidelines, European Association of Urology, 2012, page 329 – 364.
Cần thơ ngày 3 Tháng 9 năm 2014